Son dưỡng môi cần có những thành phần nào?

Ngày đăng: 18/08/2023 09:09 AM | Lượt xem:
17089

    Son môi là một trong những sản phẩm làm đẹp phổ biến và không thể thiếu trong túi đồ của nhiều người phụ nữ. Tuy nhiên, đằng sau sự quyến rũ và màu sắc đa dạng của son môi là những thành phần thú vị mà không phải ai cũng biết đến.

    Bạn có bao giờ tò mò về những thành phần nào tạo nên cây son môi yêu thích của mình? Từ những hợp chất cơ bản được sử dụng cho đến một số thành phần gây tranh cãi đều sẽ được bật mí bởi Công ty sản xuất mỹ phẩm Thanh Trang trong bài dưới đây.

    Thành phần thường có trong một thỏi son môi

    Trong một thỏi son môi, có nhiều thành phần khác nhau hợp nhất để tạo nên sự hoàn hảo của sản phẩm. Dưới đây là một số thành phần thường thấy trong một cây son môi:

    Sáp (Wax)

    Sáp thường được sử dụng trong son môi để tạo độ bám và độ bền cho màu sắc trên môi. Sáp tạo nên cấu trúc của son và giúp son dễ dàng bôi lên môi mà không bị vỡ hoặc trôi đi quá nhanh.

    Một số loại sáp được sử dụng phổ biến để gia công son môi có nguồn gốc tự nhiên như sáp ong, sáp Candelilla, sáp mỡ cừu,...

    Dầu (Oil)

    Dầu thường được sử dụng để làm cho son môi mềm mịn, khi bôi lên môi giúp làm mềm môi và tạo độ bóng cũng như tạo cảm giác thoải mái. Bên cạnh đó, sử dụng dầu trong son môi còn có tác dụng hòa tan các chất tạo màu son hoặc các chất hòa tan khác. Cùng với sáp, dầu là 2 yếu tố chiếm phần lớn trọng lượng của thỏi son.

    Các loại dầu thường sử dụng bao gồm dầu thực vật như dầu oliu, jojoba, dầu hạt nho, dầu dừa, dầu khoáng, dầu thực vật,...

    Chất tạo màu

    Đây là thành phần quan trọng trong son môi giúp son môi quyết định màu sắc và vẻ đẹp của đôi môi sau khi bôi son. Chất tạo màu là yếu tố tạo nên sự đa dạng màu sắc của son môi.

    Chất tạo màu có 2 dạng là bột màu và sơn dạng lỏng. Tùy vào màu sắc mong muốn khi tạo nên thỏi son mà chất tạo màu được sử dụng sẽ được chọn trong số các hợp chất tổng hợp hoặc chất tự nhiên.

    Son dưỡng môi cần có những thành phần nào?

    Cồn và mùi hương nhân tạo

    Một số loại son môi có thể chứa cồn để giúp làm khô nhanh hơn và cảm giác mát lạnh. Bên cạnh đó, đây chính là một loại dung môi giữa sáp và dầu dùng để tạo son. Mùi hương nhân tạo thường được thêm vào để tạo mùi thơm hấp dẫn cho sản phẩm và có thể che đi mùi của thành phần hóa chất.

    Chất bảo quản và chất chống oxy hóa

    Để kéo dài tuổi thọ của son môi và ngăn chất bị oxy hóa, các chất bảo quản và chất chống oxy hóa thường được sử dụng khi gia công son.

    Thành phần tạo hiệu ứng nhũ (Pearl Essence)

    Để tạo ra sự lung linh, lấp lánh trên môi, nhiều thỏi son môi chứa thành phần nhũ làm cho môi tỏa sáng và quyến rũ hơn. Son được sử dụng cho các trường hợp muốn tạo sự nổi bật hay tham gia các buổi tiệc vào ban đêm.

    Hiệu ứng tạo nhũ được làm từ những lớp vảy lấp lánh của cá, ví dụ như cá trích. Hiệu ứng này giúp cho đôi môi có độ sáng bóng lấp lánh sau khi đánh son.

    Sự thật về các thành phần trong son môi

    Ngoài các thành phần phổ biến thường có trong các thỏi son môi nêu trên, khi sản xuất - gia công son dưỡng môi thì còn có các thành phần khác như Tar Colors, một số loại Parabens, Lead (chì) nhưng việc sử dụng chúng còn gây nhiều tranh cãi. Vậy sự thật là gì?

    Tar Colors (Màu tổng hợp)

    Màu tổng hợp thường được sử dụng để tạo màu sắc đa dạng và bắt mắt hơn cho son môi so với màu thiên nhiên. Bên cạnh đó, kinh phí để sử dụng chất tạo màu này cũng tiết kiệm hơn. Tuy nhiên, một số màu tổng hợp có thể chứa hợp chất hóa học độc hại và có khả năng gây kích ứng da hoặc vấn đề về sức khỏe.

    Đến nay, mặc dù chưa chứng minh được tác hại hay sự nguy hiểm của chất tạo màu tổng hợp  nhưng chúng được khuyến cáo không nên dùng cho phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con bú.

    Cần lưu ý rằng không phải tất cả các màu tổng hợp đều nguy hại, nhưng việc lựa chọn sản phẩm son môi chứa màu tổng hợp nên được thực hiện cẩn trọng.

    Son dưỡng môi cần có những thành phần nào?

    Parabens

    Parabens là các hợp chất chống ô nhiễm vi khuẩn thường được sử dụng làm chất bảo quản trong các sản phẩm mỹ phẩm, bao gồm cả son môi. Một số nghiên cứu đã liên kết parabens với các vấn đề về sức khỏe như rối loạn hormone và tác động tiềm năng đến sức khỏe nội tiết.

    Tuy nhiên, hiện nay Paraben được sử dụng trong các sản phẩm để dùng làm chất bảo quản có hàm lượng rất thấp (chỉ từ 0.01 - 0.3%) so với mức cho phép khi gia công mỹ phẩm là 25%.

    Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều sản phẩm không chứa parabens hoặc sử dụng các chất bảo quản thân thiện hơn. Do đó, bạn cũng không cần quá lo lắng khi trong bảng thành phần loại son mình đang dùng có ghi chữ “Baraben”.

    Lead (Chì)

    Chì cũng là một thành phần phổ biến trong son môi có tác dụng giữ màu son bám lâu hơn trên môi sau khi đánh son. Mỗi loại son môi sẽ có hàm lượng chì nhất định được sử dụng theo quy định và liều lượng cho phép (không vượt quá 20 pmm, tương đương với khoảng 20miligram).

    Theo nghiên cứu, mức chì có trong son môi còn thấp hơn rất nhiều so với lượng chì mà phụ nữ hấp thụ từ quá trình ăn uống, hít thở. Do đó, bạn cũng không cần quá lo lắng hay “tẩy chay” son môi chứa chì. Quan trọng là lựa chọn sản phẩm từ các thương hiệu uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

    Bạn không nên dùng các loại son có chứa lượng chì cao vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe của não và hệ thần kinh.

    Tóm lại, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, bạn nên đọc kỹ thành phần trên nhãn sản phẩm. Bên cạnh đó, hãy tìm hiểu về các thành phần có thể có tác động đến sức khỏe và chọn lựa những sản phẩm mỹ phẩm chất lượng, an toàn để sử dụng.